
Ảnh hưởng của khoảng cách quyền lực đến tương tác trong lớp học: Nghiên cứu tình huống ở một trường THPT dân lập tại Hà Nội = Influence of power distance on classroom interaction: A case study at a private high school in Hanoi / Nguyễn, Thị Dung; Hoàng, Văn Vân
Tác giả : Nguyễn, Thị Dung; Hoàng, Văn Vân
Nhà xuất bản : H.: ĐHNN
Năm xuất bản : 2017
Mô tả vật lý : 91 p.
Chủ đề : 1. Khoảng cách quyền lực. 2. THPT dân lập. 3. Thesis.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Kết quả phân tích từ đoạn phim thu được khi dự giờ cho thấy khoảng cách quyền lực có tồn tại trong các tương tác trong lớp học. Hơn nữa, nó còn kiểm soát sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trong giờ học. khoảng cách quyền lực được phản ánh thông qua lượng từ vựng được sử dụng, các đặc điểm ngữ pháp, thông qua phân tích tính mạch lạc, phân tích chủ đề và phân tích cấu trúc vĩ mô. Về mặt từ vựng, kết quả phân tích cho thấy trong suốt buổi học giáo viên luôn cố gắng dùng những từ dễ hiểu, những từ đơn giản để học sinh có thể dễ dàng hiểu được từ gốc. Về mặt ngữ pháp, đại từ ‘you’ (học sinh) (xuất hiện 53 lần) được sử dụng nhiều gấp 6 lần so với đại từ ‘I’ (giáo viên) (xuất hiện 9 lần) và gấp 9 lần so với đại từ ‘we’(xuất hiện 6 lần). điều này chỉ ra rằng giáo viên thể hiện một sự quan tâm, tôn trong nhất định đối với học sinh, quyền lực của giáo viên trong trường hợp này có vẻ yếu hơn học sinh trong giao tiếp. Tuy nhiên, nếu xét về kiểu câu và loại câu, giáo viên lại thể hiện quyền lực nhiều hơn thông qua hàng loạt các câu mệnh lệnh, đặc biệt là cách chỉ định bằng việc gọi tên riêng (19 lần) của học sinh mà cô ấy muốn tương tác trong lớp học. Về tính mạch lạc và chủ đề, tính quan hệ và chủ đề chủ điểm trong các câu giao tiếp chiếm đa số trong các tương tác ở lớp học. Điều này chủ yếu phục vụ cho mục đích của giờ học và mục đích của giáo viên trong việc cung cấp thông tin và tri thức và đảm bảo rằng học sinh lĩnh hội được. Bên cạnh đó, học sinh có cơ hội để tương tác, để phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cơ bản. Phân tích cấu trúc vĩ mô cũng chỉ ra rằng tư tưởng của giáo viên được thể hiện thông qua cấu trúc bài dạy và các hoạt động trong giờ học. Giáo viên cố gắng giúp học sinh hiểu bài và có thể đạt được lượng kiến thức yêu cầu của tiết học cả về tri thức và kĩ năng. Nhìn chung, khoảng cách quyền lực trong nghiên cứu này thể hiện ảnh hưởng tích cực đến việc giao tiếp trong lớp học, góp phần thúc đẩy các tương tác trong lớp học giữa giáo viên và học sinh, đồng thời cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Cụ thể, giáo viên thường sử dụng quyền lực để hầu hết các học sinh được tham gia vào các hoạt động trong giờ học, đặc biệt là những học sinh yếu và lười hoặc sợ tương tác. Ngoài ra, khi học sinh im lặng hoặc không thể đưa ra câu trả lời, giáo viên thường đưa ra những gợi ý hoặc các câu gợi mở để họ có thể trả lời. |
Thông tin dữ liệu nguồn
Thư viện | Ký hiệu xếp giá | Dữ liệu nguồn |
---|---|---|
![]() |
|
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54528 |