loading

Hiếu và Hiếu đạo

Nhà xuất bản : Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Năm xuất bản : 2003

Tùng thư : Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Chủ đề : 1. Hiếu. 2. Hiếu đạo. 3. Phật giáo. 4. Article.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Đạo hiếu được bắt nguồn từ tấm lòng tri ân, là sự bày tỏ, đền đáp công lao dưỡng dục trời bể của mẹ cha, người đã đem lại cho ta sự sống, nâng đỡ ta từ những bước đi đầu tiên. Đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ là để báo đền ân đức, nhưng không có nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ được ăn no, mặc ấm, được ở nơi nhà cao cửa rộng, phụng dưỡng cha mẹ không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về tinh thần không để cha mẹ phải lo lắng, phiền muộn. Đức Khổng tử dạy rằng: “Phụ mẫu tại bất viễn du; du tất hữu phương”.(Luận ngữ - Lý Nhân) Nghĩa là: “Cha mẹ còn sống chớ đi chơi xa; nếu đi xa phải có nơi nhất định”. Điều đó, vừa là để cha mẹ khỏi lo lắng về mình, vừa là để nếu cha mẹ có mệnh hệ gì thì còn có chỗ mà báo tin cho con cái. Hiếu đạo phải được thực hiện thường xuyên, thể hiện từ những sinh hoạt đơn giản nhất trong cuộc sống hàng ngày “Sắc nan! Hữu sự, đệ tử phục kì lao, hữu tửu tự, tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ? ”(Luận ngữ - Vi Chính). Nghĩa là: “Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc, con em hết lòng phụng sự, có cơm rượu mời cha anh xơi trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”. Người ta có thể lo cho cha mẹ nơi ăn chốn ở, nhưng quan trọng hơn là phải giữ được thái độ cung kính ở sắc mặt luôn tươi vui, dù khó khăn cũng không nề ngại. Đó mới đúng là người con có hiếu.

 Thông tin dữ liệu nguồn

 Thư viện  Ký hiệu xếp giá  Dữ liệu nguồn
Đại học quốc gia Hà Nội
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/55587